Làm thêm ngoài giờ là cơ hội cho người lao động kiếm thêm thu nhập tích lũy, phụ giúp gia đình. Tuy vậy, không xí nghiệp nào động viên người lao động nên làm thêm giờ, vì như vậy về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Nhưng đối với người lao động nước ngoài, đây được coi là thời gian vàng bạc, do không cần dành thời gian cho gia đình, không vui chơi giải trí, được tập trung toàn bộ thời gian và sức lực cho mục đích chính kiếm tiền là điều khiến người lao động thấy thỏa mãn nhất.
1. Thời gian làm thực tế
Trong hợp đồng mà các thực tập sinh ký với xí nghiệp tiếp nhận. Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng. Vậy các bạn làm gì trong những ngày còn lại? Thêm nữa, ngoài 8 tiếng/ngày các bạn có muốn làm thêm hay không?
2. Thu nhập từ mỗi giờ làm thêm
Xí nghiệp Nhật trả lương rất sòng phẳng, lương người lao động được tính theo giờ, làm thêm 1 giờ được tính lương 1 giờ. Theo Luật lao động Nhật Bản quy định thì mỗi giờ làm thêm bằng 130% giờ làm bình thường, làm đêm và các ngày nghỉ, lễ tết có nhiều sự thay đổi, lên tới 200%.
3. Cao do không trừ phụ phí
Mỗi giờ làm thêm không bị trừ bất cứ khoản phí nào, gần như là khoảng tiền bỏ ra của người lao động. VD: Bình quân mỗi giờ xí nghiệp trả người lao động 750 yên/giờ, thu nhập khoảng 130.000 Yên/tháng (tương đương 27,5 triệu đồng). Trừ tất cả phụ phí, bảo hiểm, ăn ở còn để lại được 19 triệu đồng. Nếu mỗi ngày làm thêm 2h (trong 22 ngày/tháng làm việc, nghỉ chủ nhật và thứ 7), cả tháng sẽ có 44h làm thêm. Tổng cộng người lao động để thêm được 42.900 Yên (tương đương 9 triệu). Như vậy sẽ để ra được 28 triệu /tháng . Để có thể để ra được 40-50tr/tháng là có thể, nhưng như vậy các bạn phải làm khá vất vả.
4. Làm thêm Thực tập sinh Nhật Bản
Làm thêm quá nhiều gây căng thẳng, tinh thần suy sụp
Làm thêm từ đâu?
Nhiều năm làm việc với các bạn thực tập sinh, rất nhiều bạn được tôi hướng dẫn làm hồ sơ, tổ chức thi tuyển, theo dõi thời gian làm việc bên Nhật, thanh lý hồ sơ khi về nước
Nhiều bạn có nhận thức rất sai lầm về việc làm thêm khi sang Nhật. VD như:
- Ngành nông nghiệp không có việc làm thêm? Một số học viên đã sang Nhật vẫn kể là họ phải làm vất vả đến 9-10h tối trong nhà kính, hoặc dậy từ 2-3h sáng để xử lý hoa, rau, củ, quả cho kịp giờ sáng xe của công ty đến vận chuyển đi. Tất nhiên sự vất vả của các bạn đều được trả thu nhập xứng đáng
- Nghành xây dựng khó làm thêm?Điều này do các bạn nhìn vào ngành xây dựng ở các vùng quê tại Việt Nam, nếu sống một thời gian trên các thành phố lớn các bạn sẽ thấy những tòa nhà cả ngày không có một bóng người những cứ cao lên từng ngày, thực chất là các thành phố chỉ cho phép xe xây dựng ra vào từ 20h đêm đến 6h sáng. Ở Nhật cũng vậy, nghành xây dựng rất phát triển, để đảm bảo tiến độ dự án, người công nhân nhiều khi phải làm cả ngày đêm. Vấn đề duy nhất nằm ở sức khỏe của người lao động
- Xí nghiệp không cho làm thêm?Một số xí nghiệp sẽ không cho làm thêm do việc hoạt động không cần thiết phải làm thêm. Nhưng phần nhiều khi tiếp nhận lao động nước ngoài xí nghiệp đó đang rất cần nhân công, mỗi xí nghiệp khi tiếp nhận lao động ngoài nước ở Nhật đều được chính quyền kiểm soát rất chặt, tỷ lệ lao động nước ngoài và lao động trong nước đều đảm bảo rất nghiêm ngặt, luôn tuân thủ các chế độ đối với lao động nước ngoài.
- Không đúng chuyên môn không được làm? Việc làm thêm đến từ nhiều khâu đoạn, xí nghiệp tiếp nhận của các bạn thường rất lớn và có những lúc vị trí này cần người, có lúc vị trí khác. Ví dụ, trong xí nghiệp xây dựng gồm các bộ phận chính như: cốt thép, dàn giáo cốp pha, xây chat, ốp lát. Khi tuyển, xí nghiệp thường phân rõ lấy bao nhiêu người cho vị trí cốt thép, bao nhiêu người cho vị trí dàn giáo. Tất nhiên công việc thì ai làm được xây dựng đều gần như là biết cả, không thì trong thời gian làm việc cùng nhau sẽ học được.
Ngay cả những công việc hậu cần, dọn dẹp nhà xưởng, lau chùi công cụ cũng hoàn toàn có thể tính vào giờ làm thêm của các bạn. Nhưng nó phụ thuộc nhiều vào thái độ làm việc, mối quan hệ trong xí nghiệp, chủ xí nghiệp,...
5. Hỗ trợ từ nhiều phía
Khi phỏng vấn với các xí nghiệp các bạn có thể hiểu được là xí nghiệp tiếp nhận hoàn toàn biết rõ mục đích sang Nhật làm việc của các bạn, hiểu được các bạn mong muốn những gì và làm thế nào để đáp ứng được những mong muốn đó. Chỉ cần các bạn làm tốt công việc, làm họ hài lòng thì việc đề nghị được làm thêm giờ, tăng lương là rất dễ dàng.
Đây là những vấn đề khá nhạy cảm cộng với việc ngôn ngữ của người lao động còn rất kém nên những trường hợp thu nhập không tốt người lao động có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nghiệp đoàn. Công ty đang có hơn 20 nhân viên quản lý thực tập sinh tại Nhật nên không khó khăn gì trong việc hướng dẫn thực tập sinh mới, hỗ trợ trong sinh hoạt và công việc
Mọi chi tiết về XKLĐ Nhật Bản vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn XKLĐ Hữu Nghị
Địa chỉ : 106/2 A2 Lạc Chính, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.3926.0666
Hotline : 098.387.8283
Email : duhochuunghi@gmail.com
Website : www.xuatkhaulaodongdinhatban.com
Advertisement